Jos. Nguyễn Minh Sơn
Đức Thánh Cha Leo XIV có thể mang lại động lực mới cho sứ mệnh truyền giáo của Giáo hội trên thế giới ngày nay, thần học gia và triết gia George Weigel cho biết trong tuần này.
Giáo sư Weigel đã có bài giảng công khai hôm thứ Tư tại Đại học Giáo hoàng St. Thomas Aquinas của Rome — còn được gọi là Angelicum — về “10 dấu hiệu của một Giáo hội ‘Vĩnh viễn trong Sứ vụ”, trong đó nêu bật những tiêu chí bao gồm nhu cầu kết bạn với Đức Kitô, chấp nhận thẩm quyền của sự mặc khải thiêng liêng, các bí tích, lời kêu gọi hoán cải liên tục cuộc sống và “hình thức đời sống Công giáo tập trung vào phụng vụ”.
Trong bài giảng, thần học gia người Mỹ đã bày tỏ hy vọng rằng “cuộc cải cách Công giáo đích thực” do Đức Leo XIII khởi xướng vào cuối thế kỷ 19 sẽ được Đức Thánh Cha Leo XIV “thăng tiến hơn nữa”, với Thánh lễ đăng quang của ngài sẽ diễn ra vào Chúa Nhật, ngày 18 tháng Năm.
“Đức Thánh Cha Leo XIV đã nêu bật lời truyền giáo đó khi trình bày về bản thân với Giáo hội và thế giới vào tối thứ Năm tuần trước khi ngài kêu gọi Giáo hội trung thành với Chúa Giêsu Kitô mà không sợ hãi,”Weigel nói, khi suy ngẫm về phép lành “urbi et orbi” đầu tiên của vị tân giáo hoàng.
Theo Giáo sư Weigel, Đức Thánh Cha Leo XIV là “một nhân vật hết sức quan trọng” có khả năng, thông qua triều đại giáo hoàng của mình, thực hiện tầm nhìn của Đức Leo XIII về Giáo hội như một “người thúc đẩy và bảo vệ những quyền cơ bản của con người” trong xã hội.
Dựa trên thông điệp Rerum Novarum của Đức Leo XIII — một văn kiện quan trọng của Vatican nêu bật nền tảng của học thuyết xã hội Công giáo được công bố vào ngày 15 tháng Năm năm 1891 — Weigel đã đưa ra rằng “chỉ có Chúa Kitô” Đấng mà, qua Giáo hội mới có thể trở thành một sức mạnh chủ tâm hướng đến lòng lành và nhân tính hóa thế giới giữa những nỗi khổ đau.
“Giáo hội của ‘tân phúc âm hoá’ nhận ra rằng khi mang đến cho mọi người khả năng kết bạn với Chúa Giêsu, trái ngược hoàn toàn với văn hóa, Giáo hội mang đến cho thế giới hậu hiện đại thứ mà thế giới hậu hiện đại vô cùng cần thiết — một cuộc gặp gỡ với lòng thương xót của Chúa,” ông nói.
“Phúc Âm giải thoát nhân loại hậu hiện đại khỏi chủ nghĩa hư vô hoài nghi, chủ nghĩa hoài nghi và gánh nặng tội lỗi của nó dưới hình thức tiềm ẩn, nếu không muốn nói là không tường minh, về sự khủng khiếp mà nhân loại đã tự chuốc lấy trong suốt thế kỷ 20,” ông nói thêm.
“Cuộc cách mạng Leonine” bắt đầu trong Giáo hội cách đây hơn 100 năm nên thúc đẩy người Công giáo đi sâu hơn vào cách “tham gia vào thế giới để chuyển đổi thế giới” như những nhà truyền giáo trung thành với Phúc Âm, Weigel nói hôm thứ Tư.
“Một Giáo hội truyền giáo luôn tìm cách trở thành một định hình văn hoá (và) nên 2 văn hoá của thanh niên với giá trị và tập tục đối lập với giá trị và tập tục của xã hội được đặt ra, chữa lành và thay đổi về bản chất cùa nó,” ông nói, chỉ ra sự kém hiệu quả của một “giáo hội của sự có thể” nhút nhát, thờ ơ và thiếu niềm tin.
Nguồn: thanhlinh.net/vi/